Logistic và quản lý chuỗi cung ứng

NGÀNH BÁO CHÍ

I. Một số thông tin về chương trình đào tạo1. Tên ngành đào tạo

1. Tiếng Việt: Báo chí

2. Tiếng Anh: Journalism

2. Mã ngành đào tạo: 3. Trình độ đào tạo: Đại học 4. Thời gian đào tạo: 04 năm II. Mục tiêu đào tạo

Đào tạo cử nhân ngành Báo chí có kiến thức thực tế vững chắc, kiến thức lý thuyết toàn diện, chuyên sâu về lĩnh vực Báo chí, truyền thông; kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, chính trị và pháp luật; có kỹ năng nhận thức liên quan đến phản biện, phân tích, tổng hợp; kỹ năng thực hành nghề nghiệp, kỹ năng giao tiếp ứng xử cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ phức tạp; có thể làm việc độc lập hoặc theo nhóm.

III. Chuẩn đầu ra 1. Về kiến thức và năng lực chuyên môn

1.1. Về kiến thức

Có kiến thức lý thuyết chuyên sâu trong lĩnh vực Báo chí, truyền thông; nắm vững kỹ thuật và có kiến thức thực tế để có thể giải quyết các công việc phức tạp; tích luỹ được kiến thức nền tảng về các nguyên lý cơ bản, các quy luật tự nhiên và xã hội trong lĩnh vực được đào tạo để phát triển kiến thức mới và có thể tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn; có kiến thức quản lý, điều hành, kiến thức pháp luật liên quan đến lĩnh vực được đào tạo; có kiến thức cụ thể và năng lực chuyên môn như sau:

1.1.1. Khối kiến thức đại cương

1.1.1.1. Kiến thức về khoa học xã hội và nhân văn

- Hiểu biết cơ bản về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, và đường lối văn hóa văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Hiểu được kiến thức chung về các lĩnh vực văn hóa, nhà nước và pháp luật…

- Vận dụng các kiến thức chung về các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn trong hoạt động nghiệp vụ báo chí.

1.1.1.2. Kiến thức tin học và ngoại ngữ

- Có khả năng sử dụng Tiếng Anh cơ bản với các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết tương đương bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

- Tin học trình độ B

1.1.1.3. Kiến thức giáo dục thể chất và quốc phòng an ninh

1.1.1.4. Kiến thức cơ sở của nhóm ngành

- Hiểu được những vấn đề cơ bản về truyền thông và ý nghĩa của truyền thông trong hoạt động của nhà báo.

- Nắm bắt được các vấn đề kinh tế - xã hội Việt Nam đương đại, kiến thức về Văn học - nghệ thuật có liên quan đến lĩnh vực Báo chí, truyền thông.

- Vận dụng được các kiến thức về Truyền thông, Kinh tế - xã hội, Văn học nghệ thuật để nâng cao tri thức nền tảng, phục vụ hoạt động nghề nghiệp của bản thân.

1.1.2. Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

1.1.2.1. Kiến thức cơ sở của ngành

- Hiểu được những vấn đề lý luận, thực tiễn của Báo chí, truyền thông hiện đại để nâng cao nhận thức, năng lực nghề nghiệp: bản chất, chức năng, nhiệm vụ, nguyên tắc hoạt động báo chí; vai trò, thế mạnh của các kênh truyền thông đại chúng, truyền thông đa phương tiện; các yếu tố nội dung và hình thức của một tác phẩm/sản phẩm Báo chí, truyền thông; các yêu cầu của ngôn ngữ báo chí; các vấn đề lịch sử, văn hóa Báo chí, truyền thông; các nguyên tắc cơ bản, cốt lõi về đạo đức và pháp luật báo chí...

- Hiểu được mô hình tổ chức, hoạt động của các toà soạn, cơ quan Báo chí, truyền thông và vai trò, nhiệm vụ của các cá nhân trong tổ chức hoạt động đó.

- Vận dụng các kiến thức cơ sở ngành trong hoạt động tác nghiệp báo chí, truyền thông và các công việc liên quan.

1.1.2.2. Kiến thức ngành

- Nắm vững và có khả năng vận dụng kiến thức chuyên sâu để thực hành sáng tạo tác phẩm theo thể loại: Tin – bài phản ánh, Phóng sự báo chí, Ảnh báo chí, Bình luận báo chí, Phỏng vấn, Điều tra...hoặc lĩnh vực chuyên biệt: Báo chí về Kinh tế, Báo chí về Văn hóa, văn nghệ; Báo chí về Môi trường...

- Nắm vững kiến thức cơ bản về các thành tố và nguyên tắc tổ chức, thiết kế trình bày báo in, báo mạng điện tử, xây dựng chỉnh thể chương trình phát thanh, truyền hình, quảng cáo, tổ chức sự kiện, truyền thông...

- Nắm vững và có khả năng vận dụng kiến thức về nghiệp vụ biên tập báo chí để biên tập tác phẩm của bản thân cũng như của người khác.

1.2. Năng lực tự chủ và trách nhiệm

- Có năng lực dẫn dắt về chuyên môn, nghiệp vụ đã được đào tạo; có sáng kiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao;

- Có khả năng tự định hướng, thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau; tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ;

- Có khả năng đưa ra được kết luận về các vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ thông thường và một số vấn đề phức tạp về mặt kỹ thuật;

- Có năng lực lập kế hoạch, điều phối, phát huy trí tuệ tập thể;

- Có năng lực đánh giá và cải tiến các hoạt động chuyên môn ở quy mô trung bình.

2. Về kỹ năng

2.1. Kỹ năng chuyên môn

Có kỹ năng hoàn thành công việc phức tạp đòi hỏi vận dụng kiến thức lý thuyết và thực tiễn của ngành được đào tạo trong những bối cảnh khác nhau; có kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin, tổng hợp ý kiến tập thể; có khả năng sử dụng những thành tựu mới về khoa học công nghệ để giải quyết những vấn đề thực tế hay trừu tượng trong lĩnh vực được đào tạo; có năng lực dẫn dắt chuyên môn để xử lý những vấn đề quy mô địa phương và vùng miền.

2.1.1. Kỹ năng thâm nhập thực tế, phát hiện đề tài; thu thập, xử lý và tổ chức thông tin để sáng tạo tác phẩm báo chí theo các thể loại;

2.1.2. Kỹ năng lập kế hoạch, thiết kế, tổ chức sản xuất ấn phẩm báo chí, chương trình phát thanh, truyền hình; sản phẩm/dự án truyền thông;

2.1.3. Kỹ năng sử dụng thiết bị: máy quay phim, máy ảnh, ghi âm.., ứng dụng công nghệ kỹ thuật - truyền thông số, các phần mềm xử lý thông tin cơ bản và các phần mềm chuyên dụng phục vụ hoạt động tác nghiệp báo chí;

2.1.4. Kỹ năng biên tập tin, bài theo từng loại hình và thể loại khác nhau;

2.1.5. Kỹ năng theo dõi và xử lý thông tin phản hồi từ công chúng, tranh luận và phản biện xã hội ;

2.1.6 Kỹ năng sáng tạo, phát triển và dẫn dắt sự thay đổi trong nghề nghiệp: cập nhật, dự đoán xu thế phát triển ngành nghề; làm chủ thiết bị công nghệ trong kỷ nguyên kỹ thuật số; tiếp tục tự đào tạo hoặc tham gia các khóa đào tạo nâng cao trong lĩnh vực Báo chí, truyền thông hoặc lĩnh vực có liên quan.

2.2. Kỹ năng bổ trợ

2.2.1. Kỹ năng giao tiếp

- Sử dụng thành thạo các kỹ năng giao tiếp cơ bản như nói, viết, nghe, đàm phán, thuyết trình;

- Kỹ năng điều khiển quá trình giao tiếp, kỹ năng giao tiếp với cá nhân, với nhóm;

- Kỹ năng giao tiếp qua phương tiện truyền thông đại chúng;

- Kỹ năng phân tích, đánh giá tình huống, sử dụng các phương tiện giao tiếp.

2.2.2. Kỹ năng làm việc nhóm

- Kỹ năng vận hành nhóm làm việc;

- Kỹ năng thiết lập quan hệ với các thành viên trong nhóm;

- Kỹ năng làm việc trong nhóm nhỏ và nhóm lớn.

2.2.3. Các kỹ năng bổ trợ khác

- Kỹ năng học và tự học;

- Kỹ năng tư duy sáng tạo và giải quyết vấn đề;

- Kỹ năng đối thoại, chia sẻ, tiếp nhận các quan điểm, tranh luận;

- Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc;

- Kỹ năng giao tiếp, trình bày và ứng xử;

- Kỹ năng quản lý thời gian.

3. Về phẩm chất đạo đức

3.1. Phẩm chất đạo đức cá nhân

- Tôn trọng và yêu thương con người;

- Kiên trì, tự chủ, say mê sáng tạo

- Sẵn sàng đương đầu với khó khăn, thử thách

3.2. Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, xã hội

- Tuân thủ pháp luật và các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước.

- Có tinh thần vì cộng đồng, thân thiện với môi trường;

- Khách quan, trung thực, trách nhiệm;

- Có tác phong làm việc chuyên nghiệp, năng động, sáng tạo;

- Có văn hóa ứng xử và ý thứcgiữ gìn, quảng bá hình ảnh của người phóng viên/người hoạt động trong lĩnh vực Báo chí, truyền thông trước công chúng.

4. Những vị trí công tác mà người học có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp

- Phóng viên, biên tập viên tại các tòa soạn, tổ chức, cơ quan Báo chí, truyền thông.

- Cán bộ nghiên cứu, giảng dạy tại các cơ sở đào tạo và nghiên cứu về lĩnh vực Báo chí, truyền thông.

- Nhân viên tại các công ty truyền thông, quan hệ công chúng (PR).

- Chuyên viên tại các cơ quan nhà nước liên quan đến lĩnh vực Báo chí, truyền thông như: Bộ Thông tin – truyền thông, Sở Thông tin – truyền thông các tỉnh/thành phố, phòng văn hóa – thông tin các huyện/thị xã...; nhân viên chuyên trách bộ phận thông tin tổng hợp tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức chính trị - xã hội; nhân viên truyền thông tại các công ty, tập đoàn, doanh nghiệp kinh tế, thương mại, dịch vụ,...

- Làm việc tự do theo năng lực và sở thích cá nhân.

5. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

- Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể tiếp tục đăng ký theo học chương trình đào tạo Sau đại học (Thạc sĩ và Tiến sĩ) về Báo chí, truyền thông tại Việt Nam và nước ngoài.

6. Các chương trình, tài liệu, chuẩn đầu ra đã tham khảo

- Chương trình chuẩn đầu ra của Trường ĐH KHXH & NV, ĐH Quốc gia Hà Nội

- Chương trình chuẩn đầu ra của Học viện Báo chí và Tuyên truyền