Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành

NGÀNH QUẢN TRỊ DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ LỮ HÀNH 

I. Một số thông tin về chương trình đào tạo · Tên ngành đào tạo

- Tiếng Việt: Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành

- Tiếng Anh: Tourism and Travel Services Management

· Mã ngành đào tạo: · Trình độ đào tạo: Đại học· Thời gian đào tạo: 04 năm II. Mục tiêu đào tạo

Đào tạo cử nhân ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành có kiến thức thực tế vững chắc; kiến thức lý thuyết toàn diện, chuyên sâu về ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành; kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, chính trị và pháp luật; có kỹ năng nhận thức liên quan đến phản biện, phân tích, tổng hợp; kỹ năng thực hành nghề nghiệp; kỹ năng giao tiếp ứng xử cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ phức tạp; có thể làm việc độc lập hoặc theo nhóm.

III. Chuẩn đầu ra 1. Về kiến thức và năng lực chuyên môn

1.1. Về kiến thức

Có kiến thức lý thuyết chuyên sâu trong lĩnh vực Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành; nắm vững lý luận và có kiến thức thực tế để có thể giải quyết các công việc phức tạp; tích luỹ được khối kiến thức nền tảng về các nguyên lý cơ bản, các quy luật tự nhiên và xã hội trong lĩnh vực được đào tạo để phát triển kiến thức mới và có thể tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn; có kiến thức quản lý, điều hành, kiến thức pháp luật liên quan đến lĩnh vực quản trị du lịch; và có hệ thống kiến thức cụ thể thể hiện năng lực chuyên môn như sau:

1.1.1. Khối kiến thức đại cương

1.1.1.1. Kiến thức về khoa học xã hội và nhân văn

- Hiểu biết cơ bản về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, và đường lối văn hóa văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Hiểu được kiến thức chung về các lĩnh vực văn hóa, nhà nước và pháp luật…

- Vận dụng các kiến thức chung về các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn trong công tác quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành.

1.1.1.2. Kiến thức tin học và ngoại ngữ

- Có khả năng sử dụng Tiếng Anh cơ bản với các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết tương đương bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

- Tin học trình độ B

1.1.1.3. Kiến thức giáo dục thể chất và quốc phòng an ninh

1.1.1.4. Kiến thức cơ sở của nhóm ngành

- Nắm được kiến thức cơ bản của kinh tế học hiện đại, các quy luật của nền kinh tế thị trường, nắm được những công cụ điều hành nền kinh tế ở hai cấp độ: kinh tế vĩ mô và kinh tế vi mô.

- Hiểu được nội dung căn bản về tôn giáo và tín ngưỡng truyền thống Việt Nam, văn hóa dân gian Việt Nam làm nền tảng cho kinh doanh du lịch ở Việt Nam.

- Nắm và vận dụng được các phương pháp nghiên cứu khoa học liên ngành phục vụ cho quá trình quản trị kinh doanh trong các doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp du lịch nói riêng.

1.1.2. Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

1.1.2.1. Kiến thức cơ sở ngành

- Hiểu biết và nắm vững những kiến thức căn bản về kinh tế du lịch từ đó tiến hành tốt việc triển khai quá trình khởi nghiệp trong kinh doanh du lịch.

- Hiểu và nắm được những kiến thức cơ bản về quản trị học, thống kê học cùng những nguyên lý kế toán trong các doanh nghiệp kinh doanh nói chung và kinh doanh du lịch nói riêng.

- Hiểu được kiến thức về quản trị nhân lực, quản trị tài chính - kế toán để áp dụng hiệu quả trong quá trình quản trị điểm đến du lịch, điều hành hoạt động của doanh nghiệp du lịch.

1.1.2.2. Kiến thức ngành

- Hiểu được kiến thức cơ bản về tổng quan hoạt động du lịch; có hiểu biết sâu sắc về văn hóa du lịch, quy hoạch đầu tư du lịch để thiết kế, điều hành các chương trình du lịch; xây dựng văn hóa doanh nghiệp du lịch.

- Hiểu và vận dụng được kiến thức về xây dựng sản phẩm du lịch, marketing du lịch và tổ chức kinh doanh du lịch trực tuyến ngày càng diễn ra mạnh mẽ trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 trên lĩnh vực du lịch.

- Nắm và vận dụng được kiến thức về tâm lý du khách và nghiệp vụ hướng dẫn du lịch để thực hiện có chất lượng, hiệu quả các chương trình du lịch trong và ngoài nước.

- Nắm vững các khối kiến thức về quản trị kinh doanh, bao gồm: quản trị kinh doanh lữ hành; quản trị kinh doanh khách sạn – nhà hàng du lịch; quản trị chất lượng dịch vụ du lịch. Từ đó có thể điều hành tốt hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành; quản lý đội ngũ nhân lực trong các khách sạn – nhà hàng.

- Hiểu và thực hiện được các nghiệp vụ lễ tân, phục vụ buồng, dự liệu và phân tích đánh giá được những rủi ro trong quá trình kinh doanh khách sạn. Điều hành tốt hoạt động nhà hàng, vận hành đồng bộ, thông suốt; chuyên nghiệp. Tổ chức nhân sự và công nghệ phục vụ bàn, bar, chế biến món ăn… tạo phong cách phục vụ chuyên nghiệp cho đội ngũ nhân viên.

- Có kiến thức hiểu biết và trình độ tiếng Anh căn bản, tiếng Anh chuyên ngành tốt để sử dụng trong hoạt động hướng dẫn du lịch cũng như trong hoạt động kinh doanh khách sạn – nhà hàng đối với các đối tượng khách quốc tế.

- Hiểu và vận dụng phù hợp được các kiến thức chuyên môn về địa lý du lịch, văn hóa ẩm thực Việt Nam, pháp luật du lịch Việt Nam cùng với những kiến thức khác để có thể tổ chức phát triển du lịch cộng đồng ở những nơi có tài nguyên và nguồn lực du lịch.

1.2. Năng lực tự chủ và trách nhiệm

- Có năng lực về dẫn dắt chuyên môn, nghiệp vụ quản trị kinh doanh dịch vụ du lịch và lữ hành; đưa ra những sáng kiến trong quá trình thực hiện các hoạt động kinh doanh du lịch;

- Có khả năng tự định hướng, thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau; tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ;

- Có khả năng lực điều hành, lãnh đạo tổ chức, có đầu óc nhanh nhạy trong kinh doanh; khả năng giải quyết những tình huống phức tạp có thể xảy ra trong kinh doanh du lịch;

- Có tinh thần trách nhiệm cao trong quá trình thực thi nhiệm vụ ở các vị trí khác nhau trong doanh nghiệp, dám làm và dám chịu trách nhiệm.

2. Về kỹ năng

2.1. Kỹ năng chuyên môn

- Có khả năng phân tích tình hình; lập kế hoạch, hoạch định chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch và tổ chức thực hiện thành công.

- Có kỹ năng phân tích thị trường: Thu thập, lưu trữ và phân tích thông tin để hiểu và nắm bắt tình hình của doanh nghiệp, diễn biến của thị trường nhằm tìm ra các mối quan hệ giữa sản xuất và kinh doanh trong lĩnh vực du lịch; từ đó đề ra các giải pháp thích hợp trong phạm vi công việc hoặc chuyên môn của mình phụ trách. 

- Kỹ năng ra quyết định: Biết vận dụng kết quả phân tích và đưa ra được các quyết định phù hợp để sử dụng và điều phối các nguồn lực nhằm đạt mục tiêu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm hạn chế những rủi ro thất thoát cho doanh nghiệp.

- Kỹ năng giải quyết các tình huống trong công việc, xử lý những xung đột về lợi ích trong công việc và xã hội. Tổ chức, quản lý điều hành đồng bộ các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp du lịch - lữ hành.

- Kỹ năng đọc, hiểu tài liệu tiếng Anh để tra cứu, tìm hiểu thông tin tư liệu phục vụ cho công tác chuyên môn trong các hoạt động kinh doanh du lịch ở mức căn bản.

2.2. Kỹ năng bổ trợ

2.2.1. Kỹ năng giao tiếp

- Sử dụng thành thạo các kỹ năng giao tiếp cơ bản như nói, viết, nghe, đàm phán, thuyết trình trước các đối tượng khách hàng và công chúng khác nhau;

- Kỹ năng phân tích, đánh giá tình huống, sử dụng các phương tiện truyền thông làm công cụ để giao tiếp với các đối tượng công chúng.

- Kỹ năng làm chủ tình huống và điều khiển hành vi trong quá trình đối ngoại, ngoại giao, giao tiếp với các cá nhân, nhóm.

2.2.2. Kỹ năng làm việc nhóm

- Có kỹ năng tổ chức, thiết lập các nhóm làm việc; xây dựng mối quan hệ giữa các thành viên trong nhóm theo yêu cầu công việc đặt ra;

- Có kỹ năng vận hành, điều phối hoạt động của các nhóm nhỏ và nhóm lớn làm việc tích cực, hiệu quả.

2.2.3. Các kỹ năng bổ trợ khác

- Có kỹ năng lãnh đạo với các cấp độ tương thích.

- Có khả năng làm việc độc lập dưới áp lực cao trong thời gian dài.

- Có kỹ năng đàm phán, giao tiếp, xử lý tình huống thích ứng, linh hoạt, đồng bộ, hiệu quả…

- Có kỹ năng quản lý thời gian; viết báo cáo và trình bày dự án, tổ chức tốt hoạt động truyền thông trong lĩnh vực kinh doanh du lịch.

3. Chuẩn đầu ra về phẩm chất đạo đức

3.1. Phẩm chất đạo đức cá nhân

- Có lập trường tư tưởng vững vàng; ý thức tổ chức, chấp hành kỷ luật tốt; có lối sống lành mạnh và ý thức trách nhiệm công dân cao.

- Hiểu biết về văn hóa - xã hội, tôn trọng các giá trị đạo đức truyền thống và đương đại.

- Năng động, sáng tạo, đổi mới và nâng cao ý thức trách nhiệm trong các quan hệ cộng đồng - xã hội.

3.2. Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, xã hội

- Tuân thủ những giá trị đạo đức nghề nghiệp; chấp hành nghiêm luật pháp. Tôn trọng và chấp hành nghiêm nội quy, quy chế làm việc của doanh nghiệp cũng như ở các môi trường sản xuất kinh doanh khác.

- Yêu nghề, chủ động thực hiện công việc, có ý thức học tập để không ngừng nâng cao năng lực và trình độ bản thân.

4. Những vị trí công tác mà người học có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp

Cử nhân ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành sau khi ra trường có thể làm việc trong các tổ chức về du lịch, lữ hành và các lĩnh vực kinh doanh dịch vụ du lịch có liên quan như:

- Trong các doanh nghiệp du lịch ở các vị trí: cán bộ tổ chức, điều hành du lịch; Nhân viên kinh doanh và marketing và sale; chuyên viên kế toán, tài chính trong các doanh nghiệp du lịch. Đảm nhận công việc ở các vị trí quản lý cấp cơ sở và cấp trung như: Trưởng nhóm, trưởng bộ phận, trưởng phòng ở các phòng ban liên quan: Phòng điều hành, phòng Kinh doanh, phòng Nhân sự, phòng Thị trường, phòng Tài chính kế toán…

- Trong các cơ quan quản lý nhà nước về Du lịch từ trung ương đến các địa phương: Làm chuyên viên tại các phòng Quản lý du lịch trong các Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch; phòng Quản lý kinh doanh lữ hành, kinh doanh lưu trú du lịch tại các Sở Du lịch ở các địa phương. Cán bộ chuyên môn tại các Trung tâm thông tin, xúc tiến và đầu tư du lịch. Làm chuyên viên trong các bộ phận chức năng làm nhiệm vụ quản lý hoạt động du lịch ở địa phương; chuyên viên tìm hiểu, đánh giá và tổ chức các sự kiện du lịch trên địa bàn…

- Trong các đơn vị hành chính sự nghiệp: Giảng viên các trường đại học có đào tạo ngành quản trị du lịch, chuyên viên các viện nghiên cứu phát triển kinh tế du lịch.

- Tự tạo lập doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch với các quy mô khác nhau và tổ chức hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao.

5. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

Kỹ năng tự học, tự nghiên cứu nâng cao trình độ chuyên môn trong các lĩnh vực quản trị kinh doanh.

Có năng lực tiếp tục theo học các chương trình đào tạo chuyên môn quản trị và kinh doanh du lịch ở các trình độ cao hơn ở trong nước và ngoài nước. Học tập và nâng cao trình độ, đạt các học vị Thạc sĩ, Tiến sĩ trong các lĩnh vực chuyên môn của quản trị kinh doanh nói chung, quản trị kinh doanh du lịch nói riêng ở các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước.

6. Các chương trình, tài liệu, chuẩn đầu ra quốc tế đã tham khảo

Chương trình ngành Quản trị kinh doanh du lịch

Tên tổ chức: Trường Swiss School of Tourism and Hospitality

Địa chỉ: info@ssth.chhttp://www.ssth.ch

Chương trình Cử nhân ngành tài chính và kinh tế: BA (Hons) Finance and Economics

- Tên tổ chức: Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV: British University Vietnam)

- Địa chỉ: www.buv.edu.vn

Chương trình Cử nhân quản trị khách sạn: BA (Hons) International Hospitality Management

- Tên tổ chức: Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV: British University Vietnam)

- Địa chỉ: www.buv.edu.vn

 * Chương trình ngành Du lịch

- Chuyên ngành Quản trị lữ hành, quản trị khách sạn, quản trị du lịch

- Tên tổ chức: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà nội.

- Địa chỉ tham khảo: http://www.neu.edu.vn

* Bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề chung ASEAN thuộc thỏa thuận MRA