Công nghệ thông tin
NGÀNH LUẬT
I. Một số thông tin về chương trình đào tạo· Tên ngành đào tạo
- Tiếng Việt: Luật
- Tiếng Anh: Law
· Mã ngành đào tạo: · Trình độ đào tạo: Đại học · Thời gian đào tạo: 04 năm II. Mục tiêu đào tạo
Đào tạo cử nhân ngành Luật có kiến thức thực tế vững chắc, kiến thức lý thuyết toàn diện, chuyên sâu về ngành Luật, kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, chính trị; có kỹ năng nhận thức liên quan đến phản biện, phân tích, tổng hợp; kỹ năng thực hành nghề nghiệp, kỹ năng giao tiếp ứng xử cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ phức tạp; có thể làm việc độc lập hoặc theo nhóm.
III. Chuẩn đầu ra 1. Về kiến thức và năng lực chuyên môn
1.1. Về kiến thức
Có kiến thức lý thuyết chuyên sâu trong lĩnh vực pháp luật; nắm vững kỹ thuật và có kiến thức thực tế để có thể giải quyết các công việc phức tạp; tích luỹ được kiến thức nền tảng về các nguyên lý cơ bản, các quy luật tự nhiên và xã hội trong lĩnh vực được đào tạo để phát triển kiến thức mới và có thể tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn; có kiến thức quản lý, điều hành liên quan đến lĩnh vực được đào tạo; và có kiến thức cụ thể và năng lực chuyên môn như sau:
1.1.1. Khối kiến thức đại cương
1.1.1.1. Kiến thức về khoa học xã hội và nhân văn
- Hiểu biết cơ bản về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, và đường lối văn hóa văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Hiểu được kiến thức chung về các lĩnh vực văn hóa, nhà nước và pháp luật, logic,....
- Vận dụng các kiến thức chung về các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn trong thực tiễn hành nghề pháp luật.
1.1.1.2. Kiến thức tin học và ngoại ngữ
- Có khả năng sử dụng Tiếng Anh cơ bản với các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết tương đương bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. - Tin học trình độ B
1.1.1.3. Kiến thức giáo dục thể chất và quốc phòng an ninh
1.1.1.4. Kiến thức cơ sở của nhóm ngành
- Hiểu biết cơ bản các kiến thức mang tính chất nền tảng về kinh tế, hành chính, chính trị, quốc tế, văn hóa, …
- Vận dụng được các kiến thức mang tính chất nền tảng về kinh tế, hành chính, chính trị, quốc tế, văn hóa, … vào việc tiếp thu kiến thức chuyên ngành pháp luật.
1.1.2. Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp
1.1.2.1. Kiến thức cơ sở của ngành
- Biết được những kiến thức cơ bản chung về pháp luật trên cơ sở các nguyên lý, nguyên tắc, lịch sử hình thành hệ thống luật pháp.
- Hiểu được kiến thức về tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước và quyền lực nhân dân, hệ thống các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp, các chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học công nghệ, … Hiểu được những kiến thức cơ bản về nghề luật và phương pháp học luật, xây dựng văn bản pháp luật, các mối quan hệ so sánh với hệ thống luật pháp của các mô hình tổ chức xã hội khác nhau.
- Vận dụng được những kiến thức về tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước và quyền lực nhân dân, hệ thống các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp, các chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, … và những kiến thức cơ bản về nghề luật vào thực tiễn hành nghề pháp luật.
1.1.2.2. Kiến thức ngành
- Hiểu và vận dụng được các kiến thức cơ bản của pháp luật hành chính: Địa vị pháp lý của các chủ thể trong quan hệ pháp luật hành chinh, thủ tục hành chính, quyết định hành chính, vi phạm hành chính và xử lý vi phạm hành chính; các biện pháp đảm bảo thực hiện pháp luật trong quản lý hành chính Nhà nước, ...
- Hiểu và áp dụng được các kiến thức cơ bản của pháp luật dân sự và tố tụng dân sự: Các quy định chung; quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản; nghĩa vụ và hợp đồng; thừa kế; quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
- Hiểu và vận dụng được các kiến thức cơ bản của pháp luật hình sự và tố tụng hình sự: Quy định về tội phạm, đồng phạm, thời hiệu truy tố trách nhiệm hình sự và thi hành bản án, nguyên tắc truy cứu trách nhiệm hình sự, hình phạt, xóa án và các tội phạm cụ thể; quy định trình tự, thủ tục tiếp nhận, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự; thẩm quyền và mối quan hệ giữa các cơ quan, người tiến hành tố tụng; quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng.
- Hiểu và vận dụng được các kiến thức cơ bản của pháp luật kinh tế, thương mại: Thương nhân và hành vi thương mại, giải quyết tranh chấp thương mại; pháp luật về ngân sách nhà nước và pháp luật về thuế; Hình thức đầu tư, trình tự thủ tục đầu tư, đảm bảo, ưu đãi, hỗ trợ đầu tư, hoạt động đầu tư vào các tổ chức kinh tế, quy chế pháp lí về các khu kinh tế đặc biệt, hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
- Hiểu và vận dụng được các kiến thức cơ bản của pháp luật quốc tế: Quy định về điều ước quốc tế, luật biển quốc tế, trách nhiệm pháp lý quốc tế, xung đột pháp luật và giải quyết xung đột pháp luật trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, ...
- Hiểu và vận dụng được các kiến thức cơ bảnvề các lĩnh vực pháp luật khác trong đời sống xã hội như pháp luật về văn hóa,luật luật sư, công chứng, chứng thực, luật lao động, luật đất đai, …
1.2. Năng lực tự chủ và trách nhiệm
Có năng lực dẫn dắt về chuyên môn, nghiệp vụ đã được đào tạo; có sáng kiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao; có khả năng tự định hướng, thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau; tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; có khả năng đưa ra được kết luận về các vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ thông thường và một số vấn đề phức tạp về mặt kỹ thuật; có năng lực lập kế hoạch, điều phối, phát huy trí tuệ tập thể; có năng lực đánh giá và cải tiến các hoạt động chuyên môn ở quy mô trung bình.
2. Về kỹ năng
2.1. Kỹ năng chuyên môn
Có kỹ năng hoàn thành công việc phức tạp đòi hỏi vận dụng kiến thức lý thuyết và thực tiễn của ngành được đào tạo trong những bối cảnh khác nhau; có kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin, tổng hợp ý kiến tập thể và sử dụng những thành tựu mới về khoa học công nghệ để giải quyết những vấn đề thực tế hay trừu tượng trong lĩnh vực được đào tạo; có năng lực dẫn dắt chuyên môn để xử lý những vấn đề quy mô địa phương và vùng miền:
2.1.1. Kỹ năng thu thập, tra cứu các văn bản pháp luật.
2.1.2. Kỹ năng phân tích, lựa chọn áp dụng pháp luật.
2.1.3. Kỹ năng tư vấn pháp luật.
2.1.4. Kỹ năng thuyết trình, hùng biện.
2.1.5. Kỹ năng đàm phán, soạn thảo và thực hiện hợp đồng dưới góc độ pháp lý.
2.1.6. Kỹ năng soạn thảo các văn bản hành chính thông dụng.
2.2. Kỹ năng bổ trợ
2.2.1. Kỹ năng giao tiếp
- Sử dụng thành thạo các kỹ năng giao tiếp cơ bản như nói, viết, nghe, đàm phán, thuyết trình.
- Kỹ năng điều khiển quá trình giao tiếp, kỹ năng giao tiếp với cá nhân, với nhóm.
- Kỹ năng giao tiếp qua phương tiện truyền thông, ngoại giao, giao tiếp với công chúng;
- Kỹ năng phân tích, đánh giá tình huống, sử dụng các phương tiện giao tiếp.
2.2.2. Kỹ năng làm việc nhóm
- Kỹ năng vận hành nhóm làm việc
- Kỹ năng thiết lập quan hệ với các thành viên trong nhóm
- Kỹ năng làm việc trong nhóm nhỏ và nhóm lớn
2.2.3. Các kỹ năng bổ trợ khác
- Kỹ năng học và tự học.
- Kỹ năng tư duy sáng tạo và giải quyết vấn đề.
- Kỹ năng đối thoại, chia sẻ, tiếp nhận các quan điểm, tranh luận.
- Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc.
- Kỹ năng quản lý thời gian.
3. Chuẩn đầu ra về phẩm chất đạo đức
3.1. Phẩm chất đạo đức cá nhân
- Tôn trọng và yêu thương con người;
- Tinh thần tự học, làm chủ bản thân.
3.2. Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, xã hội
- Có tinh thần vì cộng đồng;
- Thượng tôn luật pháp, chính trực, công bằng, văn minh.
- Tuân thủ các nguyên tắc đạo đức trong hoạt đông thực tiễn nghề nghiệp.
4. Những vị trí công tác mà người học có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp
- Làm chuyên viên pháp chế trong cơ quan, doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế, xã hội;
- Làm tư vấn viên pháp luật tại bộ phận thực hiện các dịch vụ pháp lý, làm luật sư, công chứng viên, thừa phát lại và các chức danh tư pháp khác tại các cơ quan, tổ chức dịch vụ pháp luật.
- Làm công chức chuyên môn pháp luật trong các cơ quan nhà nước các cấp về lập pháp, hành pháp và tư pháp.
- Làm giảng viên, nghiên cứu viên pháp luật tại các cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học.
5. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp
- Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể tiếp tục đăng ký theo học chương trình đào tạo Sau đại học (Thạc sĩ và Tiến sĩ) về Luật học.
6. Các chương trình, tài liệu, chuẩn đầu ra quốc tế đã tham khảo
- Chuẩn đầu ra của trường Đại học Luật Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định số 1701/QĐ-ĐHLHN ngày 17/8/2011 của Hiệu trưởng trường Đại học Luật Hà Nội.
- Chương trình đào tạo chuẩn trình độ đại học ngành Luật, mã số 52380101 ban hành theo Quyết định số 3417/QĐ-ĐHQGHN ngày 18/9/2015 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.