Du lịch

NGÀNH DU LỊCH

I. Một số thông tin về chương trình đào tạo

1. Tên ngành đào tạo

- Tiếng Việt: Du lịch

- Tiếng Anh: Tourism

2. Mã ngành đào tạo:

3. Trình độ đào tạo: Đại học

4. Thời gian đào tạo: 04 năm

II. Mục tiêu đào tạo

Đào tạo cử nhân ngành Du lịch có kiến thức thực tế vững chắc, kiến thức lý thuyết toàn diện, chuyên sâu về ngành Du lịch; kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, chính trị và pháp luật; có kỹ năng nhận thức liên quan đến phản biện, phân tích, tổng hợp; kỹ năng thực hành nghề nghiệp; kỹ năng giao tiếp ứng xử cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn phức tạp; có thể làm việc độc lập hoặc theo nhóm.

III. Chuẩn đầu ra

1. Về kiến thức và năng lực chuyên môn

1.1. Về kiến thức

Có kiến thức lý thuyết chuyên sâu trong lĩnh vực Du lịch; nắm vững kỹ thuật và có kiến thức thực tế để có thể giải quyết các công việc phức tạp; tích luỹ được kiến thức nền tảng về các nguyên lý cơ bản, các quy luật tự nhiên và xã hội trong lĩnh vực được đào tạo để phát triển kiến thức mới và có thể tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn; có kiến thức quản lý, điều hành, kiến thức pháp luật liên quan đến lĩnh vực được đào tạo; và có kiến thức cụ thể và năng lực chuyên môn như sau:

1.1.1. Khối kiến thức đại cương

1.1.1.1. Kiến thức về khoa học xã hội và nhân văn

- Hiểu biết cơ bản về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, và đường lối văn hóa văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Hiểu được kiến thức chung về các lĩnh vực văn hóa, nhà nước và pháp luật…

- Vận dụng các kiến thức chung về các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động du lịch.

1.1.1.2. Kiến thức tin học và ngoại ngữ

- Có khả năng sử dụng Tiếng Anh cơ bản với các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết tương đương bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

- Tin học trình độ B

1.1.1.3. Kiến thức giáo dục thể chất và quốc phòng an ninh

1.1.1.4. Kiến thức cơ sở của nhóm ngành

- Nắm được các kiến thức cơ bản có liên quan đến diễn trình lịch sử Việt Nam, văn hóa dân gian Việt Nam, tôn giáo và tín ngưỡng truyền thống Việt Nam làm cơ sở để tổ chức kinh doanh du lịch.

- Hiểu được những kiến thức cơ bản về các phương pháp nghiên cứu khoa học và nghiên cứu khoa học trong hoạt động du lịch. Áp dụng được những hiểu biết trên vào hoạt động du lịch.

1.1.2. Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

1.1.2.1. Kiến thức cơ sở ngành

- Hiểu được các kiến thức cơ bản về đặc trưng văn hóa các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, nghệ thuật diễn xướng dân gian Việt Nam, văn hóa ẩm thực Việt Nam, di tích văn hóa - lịch sử của Việt Nam, lễ hội Việt Nam cùng những kiến thức cơ bản về Hán Nôm trong du lịch… từ đó biết cách tổ chức khai thác có chọn lọc các giá trị của hệ thống di sản văn hóa đó phục vụ kinh doanh du lịch, tạo sự phát triển du lịch bền vững.

- Hiểu và nắm được những kiến thức cơ bản về văn hóa du lịch ở Việt Nam; vận dụng những hiểu biết đó vào quá trình tổ chức kinh doanh du lịch cũng như quản lý hoạt động du lịch ở các địa phương và doanh nghiệp.

1.1.2.2. Kiến thức ngành

- Hiểu và vận dụng phù hợp các khối kiến thức chuyên môn trong hoạt động du lịch, bao gồm các khối kiến thức cơ bản về tổng quan du lịch, địa lý du lịch, marketing du lịch để triển khai quá trình khởi nghiệp trong du lịch, quản trị doanh nghiệp du lịch.

- Hiểu và vận dụng được kiến thức về tâm lý du khách để làm tốt các công việc khi triển khai nghiệp vụ kinh doanh du lịch lữ hành, kinh doanh khách sạn – nhà hàng du lịch; lễ tân khách sạn và các hoạt động hướng dẫn du lịch.

- Nắm và vận dụng được kiến thức ngoại ngữ chuyên ngành là tiếng Anh trong các hoạt động hướng dẫn du lịch, trong kinh doanh khách sạn - nhà hàng du lịch, đáp ứng tốt các nhu cầu của du khách quốc tế trong hoạt động du lịch ở Việt Nam.

1.1.2.3. Kiến thức chuyên ngành (đối với sinh viên lựa chọn chuyên ngành Văn hóa du lịch)

- Hiểu và vận dụng được khối kiến thức về quy hoạch, đầu tư du lịch; xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng của các địa phương, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch.

- Nắm được kiến thức chuyên môn để có thể xây dựng văn hóa doanh nghiệp du lịch; tổ chức các sự kiện văn hóa - du lịch phù hợp với yêu cầu và khả năng của các địa phương, doanh nghiệp.

- Hiểu và vận dụng phù hợp các kiến thức về phát triển du lịch cộng đồng gắn với các địa phương trên cơ sở khai thác có chọn lọc giá trị của các tài nguyên, nguồn lực du lịch ở các địa phương đó, góp phần đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn ở Việt Nam.

1.1.2.4. Kiến thức chuyên ngành (đối với sinh viên lựa chọn chuyên ngành Lữ hành - Hướng dẫn du lịch)

- Hiểu biết và vận dụng phù hợp khối kiến thức cơ bản về tuyến điểm du lịch để từ đó xây dựng các chương trình du lịch phù hợp trên cơ sở các tài nguyên, nguồn lực du lịch ở các địa phương.

- Nắm được những kiến thức cơ bản về tổ chức các sự kiện văn hóa - du lịch trong những không gian và thời gian nhất định. Có kiến thức bổ trợ và kỹ năng phù hợp trong quá trình thuyết trình, tổ chức hoạt náo trong hoạt động hướng dẫn du lịch.

- Nắm được khối kiến thức về công nghệ thông tin, tổ chức hoạt động kinh doanh du lịch trực tuyến trong và ngoài nước.

1.1.2.5. Kiến thức chuyên ngành (đối với sinh viên lựa chọn chuyên ngành Hướng dẫn du lịch quốc tế)

- Hiểu và vận dụng được những kiến thức cơ bản về khu vực học, quốc tế học trong việc định hướng thị trường kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế.

- Nắm được khối kiến thức về công nghệ thông tin, tổ chức hoạt động kinh doanh du lịch trực tuyến trong và ngoài nước.

- Hiểu và vận dụng được kiến thức về xuất, nhập cảnh trong hoạt động du lịch phục vụ việc đón, đưa các cá nhân, tập thể du khách khi tổ chức kinh doanh du lịch với các đối tượng khách InboundOutbound.

- Có kiến thức và kỹ năng sử dụng tiếng Anh chuyên ngành trong hoạt động du lịch đối với thị trường châu Á và thị trường châu Âu; phục vụ có chất lượng, hiệu quả đối với các đối tượng du khách ở các thị trường trọng điểm này.

1.2. Năng lực tự chủ và trách nhiệm

- Có năng lực dẫn dắt về chuyên môn, nghiệp vụ du lịch đã được đào tạo; có sáng kiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao; có khả năng tự định hướng, thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau; tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân, hỗ trợ đồng nghiệp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

- Nắm chắc nghiệp vụ chuyên môn du lịch, có khả năng đưa ra được các giải pháp về mặt chuyên môn, nghiệp vụ du lịch thông thường và một số vấn đề phức tạp về mặt chuyên môn có thể xảy ra trong hoạt động du lịch.

- Có khả năng lập kế hoạch, điều phối thực hiện kế hoạch, điều tiết hợp lý; phát huy trí tuệ tập thể; có năng lực đánh giá và cải tiến các hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực du lịch ở cấp độ trung bình.

2. Về kỹ năng

2.1. Kỹ năng chuyên môn

- Có kỹ năng tổ chức khai thác, phát huy có chọn lọc giá trị của các di sản văn hóa và thiên nhiên phục vụ hoạt động du lịch; làm tốt công tác quản lý hoạt động du lịch tại các địa phương theo chức trách của mình.

- Có tư duy sáng tạo, kỹ năng xây dựng các chương trình, dự án phát triển du lịch bền vững. Tổ chức các hoạt động kinh tế - văn hóa - xã hội có liên quan đến hoạt động du lịch một cách phù hợp ở các địa phương. Tổ chức khai thác, phát huy tiềm năng lợi thế của các địa phương để kinh doanh du lịch đạt hiệu quả tối ưu, tạo sự phát triển du lịch bền vững.

- Có kỹ năng tổ chức điều hành và thực hiện tốt các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch. Có khả năng lập kế hoạch kinh doanh, mở hướng chiến lược phát triển kinh doanh trong lĩnh vực du lịch.

- Có kỹ năng thiết kế, bán, tổ chức thực hiện các chương trình du lịch trọn gói; tổ chức hoạt động hướng dẫn du lịch trong và ngoài nước đạt chất lượng, hiệu quả cao.

- Có kỹ năng thực hiện các nhiệm vụ cụ thể, điều hành các hoạt động kinh doanh trong hệ thống khách sạn - nhà hàng đạt chuẩn tương ứng với cách tiêu chuẩn quốc gia.

- Có kỹ năng tổ chức các sự kiện văn hóa - du lịch, hội nghị hội thảo với các quy mô, cấp độ phù hợp, đạt các chuẩn khác nhau theo yêu cầu thực tiễn.

- Có kỹ năng chuyên môn phù hợp, đáp ứng yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ trong hoạt động hướng dẫn du lịch đối với du khách trong nước và du khách quốc tế.

2.2. Kỹ năng bổ trợ

2.2.1. Kỹ năng giao tiếp

- Sử dụng thành thạo các kỹ năng giao tiếp cơ bản như nói, viết, nghe, đàm phán, thuyết trình;

- Nắm chắc tâm lý đối tác, khách hàng, có kỹ năng điều khiển quá trình giao tiếp, kỹ năng giao tiếp với cá nhân, với nhóm;

- Kỹ năng giao tiếp qua phương tiện truyền thông, ngoại giao, giao tiếp phù hợp với các đối tượng công chúng khác nhau;

- Kỹ năng phân tích, đánh giá tình huống, sử dụng các phương tiện giao tiếp, chủ động trong các tình huống khác nhau.

2.2.2. Kỹ năng làm việc nhóm

- Kỹ năng tổ chức vận hành nhóm, điều phối làm việc nhóm khoa học, chặt chẽ, hiệu quả.

- Kỹ năng thiết lập quan hệ với các thành viên trong nhóm.

- Kỹ năng làm việc tương thích trong nhóm nhỏ và nhóm lớn.

2.2.3. Các kỹ năng bổ trợ khác

- Kỹ năng học và tự học, nâng cao trình độ cá nhân;

- Kỹ năng tư duy sáng tạo, độc lập; tự chủ giải quyết vấn đề;

- Kỹ năng giao tiếp - trình bày và ứng xử linh hoạt;

- Kỹ năng tiếp nhận thông tin, tiếp nhận các quan điểm, chia sẻ, đối thoại, tranh luận phù hợp;

- Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc, quản lý thời gian khoa học;

3. Chuẩn đầu ra về phẩm chất đạo đức

3.1. Phẩm chất đạo đức cá nhân

- Tôn trọng và yêu thương con người;

- Tinh thần tự học, làm chủ bản thân, vươn lên không ngừng;

- Có phẩm chất đạo đức và trung thực, biết lấy mục tiêu phát triển của cơ quan/tổ chức/doanh nghiệp làm mục tiêu phấn đấu của bản thân;

- Có tinh thần cầu tiến; thái độ học hỏi; luôn sẵn sàng cập nhật kiến thức, sáng tạo trong công việc. Có đam mê, tâm huyết với nghề du lịch;

- Tuân thủ pháp luật, tôn trọng các truyền thống bản địa và thông lệ quốc tế và biết chịu trách nhiệm trước các quyết định của bản thân.

3.2. Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, xã hội

- Có tinh thần vì cộng đồng; ứng xử thân thiện, giữ gìn và bảo vệ môi trường sinh thái tự nhiên và sinh thái nhân văn.

- Tuân thủ các nguyên tắc đạo đức trong làm việc, giao tiếp, truyền thông và đối ngoại.

- Tuân thủ các quy định, nội quy của cơ quan/tổ chức/doanh nghiệp; có thái độ ứng xử hòa đồng với đồng nghiệp, sẵn sàng phối hợp và giúp đỡ đồng nghiệp để hoàn thành tốt những nhiệm vụ được giao;

- Có ý thức trách nhiệm cao trong công việc, tác phong nghề nghiệp chuyên nghiệp, thái độ phục vụ tận tình chu đáo với khách hàng.

4. Những vị trí công tác mà người học có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp

4.1. Tại các cơ sở kinh doanh du lịch

- Nhân viên kinh doanh các bộ phận nghiệp vụ trong một doanh nghiệp du lịch lữ hành: chuyên viên khảo sát thiết kế tour; nhân viên salemarketing, tư vấn, chào bán tour; giám sát, điều hành và xử lý các tình huống phát sinh trong các chương trình du lịch.

- Nhân viên điều hành các chương trình du lịch lữ hành;

- Hướng dẫn viên du lịch trong nước và quốc tế;

- Nhân viên các bộ phận cụ thể trong các khách sạn - nhà hàng: lễ tân, buồng, bàn, bar…

- Thuyết minh viên tại các điểm đến tham quan du lịch;

- Nhân viên tổ chức sự kiện, teambuiding…tại các Công ty tổ chức sự kiện.

- Tự tạo lập doanh nghiệp du lịch với các quy mô phù hợp và tổ chức kinh doanh theo luật định.

4.2. Tại các cơ quan quản lý nhà nước

- Khi được tuyển dụng, có thể làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực Văn hóa, Thể thao và Du lịch từ trung ương đến địa phương. Có thể làm các công việc chuyên môn tại các phòng chức năng như phòng Nghiệp vụ du lịch; phòng Quản lý du lịch; phòng Quy hoạch tài nguyên du lịch…

- Cán bộ chuyên môn tại các Trung tâm thông tin, đầu tư, xúc tiến du lịch trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Du lịch.

- Thuyết minh viên tại các Bảo tàng, các Ban quản lý di tích và danh thắng ở các địa phương, nơi trở thành các điểm đến tham quan du lịch.

4.3. Tại các cơ sở nghiên cứu, đào tạo về du lịch

- Có thể làm việc tại các phòng nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu phát triển Du lịch.

- Có thể trở thành giáo viên tham gia giảng dạy, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ tại các cơ sở có đào tạo nhân lực du lịch từ bậc trung cấp - cao đẳng - đại học.

- Với những người có năng khiếu, khả năng riêng có có thể trở thành phóng viên, biên tập viên, người dẫn chương trình của các chuyên đề kinh tế, văn hóa - xã hội trong các cơ quan thông tin truyền thông đại chúng.

5. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

- Có khả năng tự học, tự nghiên cứu đảm bảo kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ để học lên bậc Thạc sỹ, Tiến sỹ các chuyên ngành thuộc lĩnh vực Du lịch học, Văn hóa học, Việt Nam học, Quản lý văn hóa, Quản trị và kinh doanh lữ hành trong và ngoài nước.

- Có thể thực hiện được các đề tài nghiên cứu khoa học về lĩnh vực Văn hóa Du lịch, Việt Nam học, Du lịch học, Quản trị kinh doanh… ở các cấp độ khác nhau.

- Có khả năng học nâng cao trình độ trong các chương trình đào tạo sau đại học các chuyên ngành liên quan đến du lịch tại nước ngoài.

6. Các chương trình, tài liệu, chuẩn đầu ra quốc tế đã tham khảo

6.1. Các bộ tiêu chuẩn kiểm định

Chuẩn: AUN-QA

- Tên tổ chức xây dựng: Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á (ANU: The ASEAN University Network)

- Địa chỉ/Tài liệu tham khảo: http://www.aunsec.org

6.2. Các chương trình giáo dục được tham khảo

* Chương trình ngành Việt Nam học - Chuyên ngành Du lịch và lữ hành

- Tên tổ chức xây dựng: Đại học Tôn Đức Thắng

- Địa chỉ/Tài liệu tham khảo: http://www.tdtu.edu.vn

Chương trình Cử nhân quản trị khách sạn: BA (Hons) International Hospitality Management.

- Tên tổ chức: Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV: British University Vietnam).

- Địa chỉ: www.buv.edu.vn

Chương trình ngành Du lịch

- Chuyên ngành Quản trị lữ hành, quản trị khách sạn, quản trị du lịch

- Tên tổ chức: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.